Phần mềm Kho Odoo: Thiết lập tuyến cung ứng

Hướng dẫn sử dụng

(b) Quản lý danh mục nhóm hàng hóa và hàng hóa.

Mục đích: Hỗ trợ người dùng quản lý và thiết lập các thông tin nhóm hàng hóa và hàng hóa hay các biến thể sản phẩm, phân loại hàng hóa theo đặc tính, quản lý hàng hóa theo lô/lot/serial hay hạn sử dụng, kiểm soát số lượng tồn kho thực tế và dự báo của sản phẩm trong các kho hàng.

1. Quản lý nhóm hàng hóa.

Để quản lý và tạo các nhóm hàng hóa, người dùng thực hiện các thao tác:

  • Bước 1: Truy cập đường dẫn Kho vận >> Cấu hình >> Nhóm sản phẩm để mở danh sách các nhóm sản phẩm đang được quản lý trên hệ thống.

  • Bước 2: Kích vào một bản ghi để xem thông tin của một nhóm sản phẩm.

  • Bước 3: Kích nút TẠO để mở màn hình tạo mới nhóm sản phẩm:

  • Bước 4: Người dùng nhập các thông tin:

+ Tên nhóm sản phẩm.

+ Chọn danh mục cha (nếu có).

+ Cấu hình thông tin định giá tồn kho, trong đó:

  • Chọn Phương pháp tính giá vốn: giá tiêu chuẩn hoặc nhập trước xuất trước hoặc giá trung bình.

  • Chọn hình thức định giá tồn kho: thủ công hoặc tự động.

+ Cấu hình thông tin tài khoản tài sản, bao gồm:

  • Tài khoản chênh lệch giá.

  • Tài khoản doanh thu.

  • Tài khoản chi phí.

  • Tài khoản hạch toán khi nhập kho khách hàng trả hàng.

+ Cấu hình thông tin thuộc tính tài khoản kho, bao gồm:

  • Tài khoản nhập kho.

  • Tài khoản xuất kho.

  • Tài khoản định giá tồn kho.

  • Sổ nhật ký kho.

+ Cấu hình thông tin kho vận, bao gồm:

  • Các tuyến cung ứng được áp dụng với nhóm sản phẩm.

  • Cách thức xuất nhập hàng hóa: chọn một trong FIFO hoặc LIFO hoặc FEFO.

  • Bước 5: Kích nút LƯU để lưu lại thông tin nhóm sản phẩm vừa tạo.

2. Quản lý hàng hóa.

Để quản lý và tạo hàng hóa, người dùng thực hiện các thao tác:

  • Bước 1: Truy cập đường dẫn Kho vận >> Dữ liệu gốc >> Sản phẩm để mở danh sách các sản phẩm đang được quản lý trên hệ thống.

  • Bước 2: Kích vào 1 bản ghi để xem thông tin của một sản phẩm.

  • Bước 3: Kích nút TẠO để mở màn hình tạo mới sản phẩm.

  • Bước 4: Nhập thông tin sản phẩm:

+ Tên sản phẩm.

+ Tích chọn vào có thể bán được nếu sản phẩm là hàng bán.

+ Tích chọn vào có thể mua được nếu sản phẩm có thể nhập mua từ nhà cung cấp.

+ Hình ảnh của sản phẩm.

+ Nhập mục Thông tin chung, bao gồm:

  • Loại sản phẩm.

  • Nhóm sản phẩm.

  • Mã nội bộ.

  • Mã vạch.

  • Giá bán.

  • Thuế bán hàng được áp dụng khi bán sản phẩm.

  • Đơn vị tính.

  • Đơn vị mua hàng.

  • Ghi chú nội bộ.

+ Nhập thông tin mục Biến thể nếu sản phẩm đang tạo có nhiều thuộc tính (màu sắc, kích thước, mùi vị,…) khác nhau. Các thông tin cần nhập bao gồm:

  • Chọn thuộc tính.

  • Chọn giá trị thuộc tính.

Nếu thuộc tính cần thiết lập chưa có trên hệ thống, tại droplist thuộc tính người dùng kích vào Tạo và sửa… để mở màn hình tạo thuộc tính, sau đó nhập các thông tin và lưu lại.

 

+ Cấu hình thông tin chính sách lên hóa đơn/tính phí và mô tả bán hàng tại mục Bán hàng nếu sản phẩm được tích vào lựa chọn Có thể bán được:

+ Cấu hình thông tin tại mục Mua hàng nếu sản phẩm được tích vào lựa chọn Có thể mua được. Các thông tin bao gồm:

  • Bảng giá của nhà cung cấp.

  • Chính sách thuế mua hàng và kiểm soát lên hóa đơn.

  • Mô tả mua hàng.

+ Cấu hình thông tin tại mục Kho vận bao gồm:

  • Chọn tuyến cung ứng hàng hóa.

  • Thời gian giao hàng.

  • Chọn hình thức theo dõi truy xuất kho: theo serial duy nhất, theo lô hoặc không theo dõi.

  • Địa điểm sản xuất.

  • Địa điểm kiểm kê.

  • Thông tin khối lượng, thể tích, người phụ trách về sản phẩm.

  • Thông tin đóng gói.

  • Mô tả phiếu xuất hàng.

+ Cấu hình thông tin tại mục Kế toán bao gồm:

  • Tài khoản ghi nhận doanh thu khi bán sản phẩm.

  • Tài khoản ghi nhận chi phí khi xuất kho.

  • Tài khoản ghi nhận khi có sự chênh lệch giá.

+ Mục giá vốn và lịch sử giá vốn sẽ chứa các thông tin liên quan đến giá vốn sản phẩm mà hệ thống tính toán nên người dùng không cần nhập thông tin này.

  • Bước 5: Kích nút LƯU để lưu thông tin sản phẩm vừa tạo.

3. Quản lý danh mục lô, seri.

Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu quản lý tồn kho hay việc xuất/nhập của sản phẩm chi tiết đến từng lô lot hay serial, ERPViet có thể đáp ứng được nhu cầu này khi kích hoạt tính năng quản lý lô/seri. 
Để quản lý và tạo mới danh mục lô, seri của sản phẩm, người dùng thao tác như sau:

  • Bước 1: Truy cập đường dẫn Kho vận >> Dữ liệu gốc >> Số lô/se-ri để hiển thị danh sách số lô, seri đang được quản lý trên hệ thống.

  • Bước 2: Kích vào một bản ghi để xem thông tin chi tiết.

  • Bước 3: Để tạo mới một số lô/seri, người dùng kích nút TẠO, hệ thống sẽ mở màn hình tạo:

  • Bước 4: Nhập các thông tin:

+ Số Lô/sê-ri.

+ Chọn sản phẩm tương ứng. Hệ thống chỉ cho phép người dùng chọn được các sản phẩm được truy vết theo lô/seri.

+ Nhập mã nội bộ (nếu có).

+ Sử dụng tốt nhất trước ngày.

+ Ngày loại bỏ.

+ Ngày kết thúc vòng đời.

+ Ngày cảnh báo.

  • Bước 5: Kích nút LƯU để lưu lại thông tin.


 
Bài viết liên quan
Đối tác
FPT
VNG cloud
Viettel
HP
Cisco
Voip24h