Phần mềm quản lý sản xuất Odoo: Quản lý tài sản

Hướng dẫn sử dụng

(b) Quản lý tài sản

 Khai báo/hình thành tài sản:

Để khai báo/hình thành tài sản, người dùng có nhiều cách để thao tác:

  • Cách 1: Khai báo thủ công:
  • Bước 1: Truy cập đường dẫn Kế toán >> Tài sản - CCDC >> Quản lý TS/CCDC >> Tài sản.

  • Bước 2: Kích nút TẠO để mở giao diện tạo mới tài sản.

  • Bước 3: Nhập các thông tin của tài sản:
      •  
    • Tên tài sản: bắt buộc nhập.
    • Mã tài sản: bắt buộc nhập.
    • Giá trị thực:
  • Giá trị thực: có thể tự nhập hoặc lấy theo giá trị bút toán mua.
  • Ngày sử dụng: mặc định ngày hiện tại.
  • Giá trị hiện tại:
  • Tiền tệ: mặc định VND.
  • Giá trị không khấu hao: nhập giá trị vào đây nếu tài sản đang tạo là tài sản cũ/mua lại và giá trị khấu hao của nó nhỏ hơn giá trị thực
  • Giá trị tính khấu hao: hệ thống tự động tính toán bằng Giá trị thực trừ Giá trị không khấu hao.
  • Giá trị sổ sách: hệ thống tự động tính bằng giá trị chưa khấu hao.
  • Cấu hình tài sản:
    • Số lượng.
    • Sản phẩm hình thành tài sản.
    • Loại tài sản.
  • Phương pháp khấu hao và kế toán:
  • Phương thức: chọn phương thức khấu hao phù hợp: đường thẳng, lũy thoái và giảm dần. Nếu người dùng chọn lũy thoái hoặc giảm dần: hiển thị thêm trường tỷ số lũy thoái.
  • Khấu hao theo ngày: nếu tích vào ô này, người dùng cần nhập thêm thông tin ‘Ngày bắt đầu tính khấu hao’.

Nếu nhập thông tin này, khi hệ thống tính toán khấu hao cho tài sản, tại tháng đầu tiên, giá trị khấu hao của tài sản không tính theo tròn tháng mà chỉ tính từ ngày bắt đầu (ngày nhập) đến cuối tháng. Giá trị còn lại của các ngày chưa được tính sẽ được tính cộng dồn vào kỳ khấu hao cuối.

  • Ngày khấu hao/phân bổ đầu tiên: mặc định là ngày cuối cùng của tháng hiện tại, có thể sửa.

 

  • Nhập thông tin kế toán

+Tài khoản giá trị tài sản (211x)

+Tài khoản khấu hao (241x)

+Tài khoản chi phí (641x)

+Sổ nhật ký 

+Tài khoản thất thoát kiểm kê (138x)

+Bộ phận chi phí

+Khoản mục chi phí 

  • Tại mục Mua liên quan: người dùng có thể gán vào các bút toán mua tài sản. Nếu sử dụng thông tin này, hệ thống sẽ tính toán và gợi ý giá trị thực của tài sản bằng tổng giá trị của các bút toán mua.
  • Bước 4: Kích nút LƯU, hệ thống ghi nhận tài sản ở trạng thái Nháp.

 

  • Cách 2: Xuất hình thành tài sản sử dụng chức năng Phiếu xuất khác:

Các thao tác tạo phiếu xuất khác tương tự như các bước đã trình bày tại mục 4.4.1. Trong quá trình thao tác, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Khi chọn lý do xuất khác, người dùng cần chọn đúng lý do được hạch toán vào tài khoản giá trị tài sản.

 

+ Trong cấu hình tài khoản giá trị tài sản, người dùng cần cấu hình thêm các thông tin:

  • Tự động tạo tài sản: lựa chọn Tạo nháp nếu muốn sau khi xuất xong hệ thống tự hình thành tài sản Nháp; lựa chọn Tạo và xác nhận nếu muốn sau khi xuất xong hệ thống tự hình thành tài sản và xác nhận chạy tài sản đó.
  • Danh mục: chọn danh mục tài sản tương ứng để phần mềm sinh tài sản theo mẫu danh mục được chọn.

  • Sau khi phiếu xuất khác được hoàn thành, tài sản sẽ được hình thành theo các cấu hình và giá trị đã có trước đó đồng thời gắn bút toán ghi tăng tài sản vào mục Mua liên quan.

Lưu ý:

  • Đối với công cụ dụng cụ, người dùng có thể khai báo/hình thành CCDC theo 2 cách như với tài sản. Người dùng sử dụng menu Kế toán >> Tài sản - CCDC >> Quản lý TS/CCDC >> Công cụ dụng cụ.

  • Đối với các khoản là doanh thu chưa thực hiện, người dùng khai báo trong menu Kế toán >> Tài sản - CCDC >> Quản lý TS/CCDC >> Doanh thu chưa thực hiện.

  • Đối với các khoản là chi phí trả trước, người dùng khai báo trong menu Kế toán >> Tài sản - CCDC >> Quản lý TS/CCDC >> Chi phí trả trước.

 

 

Bài viết liên quan
Đối tác
FPT
VNG cloud
Viettel
HP
Cisco
Voip24h